Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Cuộc không kích lớn nhất trong nhiều tuần của Nga nhằm vào lưới điện Ukraine
    Tin Việt Nam
Mỹ cân nhắc công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi là của Việt Nam (25/05/2014)
Tại cuộc họp báo quốc tế về Biển Đông, ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia nhấn mạnh: "Vấn đề chủ quyền lãnh thổ là hết sức thiêng liêng và không gì đánh đổi được. Vàng rất quý nhưng độc lập tự do và chủ quyền lãnh thổ còn quý hơn vàng”. Đồng thời đưa ra những bằng chứng thuyết phục về chủ quyền không thể chối cãi đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

 



Bản đồ mang tên Partie de la Cochinchie xác định quần đảo Hoàng Sa thuộc về nước An Nam

 

1."Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và lịch sử đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia khẳng định. Từ rất nhiều thế kỷ nay, ít nhất là từ thế kỷ XVII các nhà nước Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền với hai quần đảo này từ khi còn là đất vô chủ. Các nhà nước phong kiến Việt Nam thực thi chủ quyền của mình ở Trường Sa và Hoàng Sa một cách hòa bình, liên tục phù hợp với luật pháp quốc tế và không bị quốc gia nào phản đối.

 

Trong thời kỳ Pháp thuộc từ giữa thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ XX, Pháp đã nhân danh Nhà nước Việt Nam để tiếp tục quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời phản đối các yêu sách của các nước liên quan đối với hai quần đảo này. Chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo đã được khẳng định và  thừa nhận tại hội nghị San Francisco tháng 9-1951. Đây là hội nghị giải quyết các vấn đề lãnh thổ sau Thế chiến thứ hai.

 

"Tại hội nghị này, phái đoàn Liên Xô có đề nghị trao 2 quần đảo cho Trung Quốc nhưng 46/51 nước đã bỏ phiếu chống, phản đối. Cũng tại hội nghị này, trưởng phái đoàn của Chính phủ Bảo Đại đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này và không gặp phải sự phản đối của bất cứ ai”, ông Hải nêu rõ.

 

Sau Hiệp định Geneva 1954, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng đã ra nhiều tuyên bố và trên thực tế đã thực thi chủ quyền với 2 quần đảo này. Tuy nhiên, năm 1974 Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam Cộng hòa cũng như Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đều lên tiếng phản đối hành động đó của Trung Quốc và khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa.

 

"Từ góc độ luật pháp quốc tế, việc chiếm đóng bằng vũ lực lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là một hành vi phi pháp và không thể đem lại chủ quyền cho Trung Quốc với Hoàng Sa”, ông Hải kết luận. 

 

Cho tới nay, rất nhiều tài liệu của Việt Nam và phương Tây khẳng định một cách rõ ràng, chắc chắn Việt Nam đã phát hiện hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và tiếp tục hành xử chủ quyền từ đầu thế kỷ XVII. Phía Việt Nam có rất nhiều tài liệu, thư tịch cổ xác nhận điều đó. Ngược lại, phía Trung Quốc không có, chính vì thế họ cố tình né tránh tranh luận, thay vào đó là dùng sức mạnh chiếm đoạt. Ngay cả đến năm 1977, tại phiên họp thứ 7 cuộc đàm phán về biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, ông Phan Hiền- Trưởng đoàn Việt Nam đề nghị Trưởng đoàn Trung Quốc Hàn Niệm Long đưa vấn đề 2 quần đảo này vào chương trình nghị sự, nhưng phía Trung Quốc từ chối, vì biết rõ rằng sẽ đuối lý; Bởi không chỉ bản đồ cổ mà cả thư tịch của Trung Quốc tính cho đến cuối thế kỷ XIX và thậm chí cả những năm cuối thập kỷ đầu của thế kỷ XX đều phản ánh một thực tế hiển nhiên là vùng lãnh thổ, lãnh hải truyền thống của Trung Quốc chưa bao giờ vượt quá đảo Hải Nam. 

 

Về việc này, Trung Quốc sẽ nói sao trước cộng đồng quốc tế, khi mà các triều đại phong kiến Trung Quốc đều đưa vào trong bộ chính sử của mình như Hán thư, Đường thư, Tống sử, Nguyên sử, Minh sử và Hoàng triều thông điển (đời nhà Thanh) chương viết về địa lý và giới hạn cương vực của Trung Quốc; kể cả sách riêng gọi là "Dư địa chí”-  viết về đặc điểm địa lý Trung Quốc theo từng đơn vị hành chính, cho đến cấp huyện. Trong đó ghi chép rất tỷ mỉ về núi sông phủ Quỳnh Châu (đảo Hải Nam), cho đến cả gò nổi trên sông, khe động, hang núi ..., nhưng không có câu chữ nào ghi rằng biển Nam Trung Hoa với hai quần đảo "Thiên Lý Trường Sa”, "Vạn Lý Thạch Đường” mà nay Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Giới hạn cực Nam lãnh thổ Trung Quốc trong các sách này là bờ biển Nhai Châu, đảo Hải Nam. Vào cuối đời nhà Thanh, điểm cực Nam còn được xác định chính xác tại tọa độ 18o13’ Bắc (ngang Nghệ An - Hà Tĩnh nước ta). Trong khi đó, quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc tự gọi là Tây Sa) thì nằm ở 17o15’ Bắc (ngang với Huế và Đà Nẵng).

Cuốn Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Châu Khứ Phi đời Nam Tống còn viết: "Vạn Lý Trường Sa (tức Hoàng Sa) tọa lạc tại Giao Chỉ Dương”- chủ quyền của Việt Nam. Trong bộ Hải Quốc Đồ Ký, cuốn Hải Lục của Vương Bỉnh Nam (1820-1842) chép: "Vạn Lý Trường Sa là dải cát dài ngoài biển được dùng làm phên dậu che chắn mặt ngoài bờ cõi nước An Nam”.

 

Như vậy, cho dù đến nay Trung Quốc luôn to tiếng khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của họ, nhưng chỉ là khẳng định suông chứ không dám đưa vấn đề ra phân xử tại tòa trọng tài quốc tế.

 

2. Trước thời các đời Chúa Nguyễn Đàng Trong, người Việt Nam đã khai thác sản vật tại vùng biển hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, chính thức xác lập chủ quyền với hai quần đảo này.

 

Từ thế kỷ XVI trở về trước, nhiều nhà hàng hải phương Tây ghi chép trên bản đồ đã xác nhận vùng quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Theo đó, người Việt đã tiếp quản quần đảo Hoàng Sa từ Vương quốc Chăm, khi vua Lê Thánh Tông thực hiện cuộc nam chinh và lập ra đạo Thừa tuyên Quảng Nam vào năm 1471. Nhật ký của tàu Amphitrite chở các giáo sĩ Pháp đi qua quần đảo Paracels (Hoàng Sa) vào năm 1701 ghi rõ: "Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam”. John Barrow là phái viên của phái bộ Macartney đi từ Anh tới Trung Quốc cũng ghi chép lại trong "Một chuyến du hành tới Đàng Trong” vào những năm 1792 - 1793 (xuất bản tại London vào năm 1806) rằng: "Các thuyền xứ Đàng Trong dùng vào việc buôn bán ven biển, chài lưới, thu lượm hải sản và tổ yến trong nhóm quần đảo gọi là Paracels”.

 

Trong Toàn tập An Nam tứ chí lộ đồ thư, do Đỗ Bá soạn theo chỉ thị của Chúa Trịnh Căn, viết: "Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy (bãi Cát Vàng- Hoàng Sa) lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn”. 

 

Đến năm 1776, khi đang giữ chức Hiệp trấn tham tán quân cơ ở Thuận Hóa, Lê Quý Đôn viết Phủ Biên tạp lục, trong đó có đoạn: "Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi mang lương đủ ăn 6 tháng đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đấy tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu như là gươm ngựa hoa bạc, tiền bạc hòn bạc, đồ đồng khối thiết, khối chì, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiên, cùng là kiếm lượm vỏ đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm, hột ốc vân rất nhiều. Đến kỳ tháng 8 thì về vào cửa Eo (Thuận An), đến thành Phú Xuân để nộp...”. 

 

Còn trong lá đơn của cai đội phường Cù lao Ré, xã An Vĩnh (thuộc huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay) viết vào ngày 15 tháng Giêng niên hiệu Cảnh Hưng thứ 36 (1776) cho biết: "Nguyên xã chúng tôi từ xưa đã có hai đội Hoàng Sa và Quế Hương. Vào năm Tân Mùi, Đốc chiến Võ Hệ đã đệ đơn tâu xin, được cho lập hai đội nữa là đội Đại Mạo Hải Ba và Quế Hương Hàm với nhân số 30 người... Bây giờ chúng tôi lập hai đội Hoàng Sa và Quế Hương như cũ... Nếu như có tờ truyền báo xảy ra chinh chiến, chúng tôi xin vững lòng ứng chiến với kẻ xâm phạm”. Năm Tân Mùi chính là năm 1631, thời chúa Hy Tông Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1635). 

 

3. Như vậy, về chứng cứ lịch sử cũng như trên thực tế, Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, chưa bao giờ là của Trung Quốc. Điều đó thể hiện rất rõ qua những điểm cơ bản:

 

- Bản đổ cổ, sách Dư địa chí của chính các triều đại phong kiến Trung Quốc đều xác nhận cương vực của Trung Hoa điểm cuối trên Biển Đông chỉ là tới đảo Hải Nam.

 

- Bản đồ cùng những ghi chép của những nhà hàng hải phương Tây thế kỉ XVII - XVIII - XIX đều thừa nhận hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam, không có bất cứ quốc gia nào tranh chấp.

 

- Chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được chính phía Trung Quốc thừa nhận tại Hội nghị San Francisco tháng 9-1951. Đây là hội nghị rất quan trọng giải quyết các vấn đề lãnh thổ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.

 

- Các thư tịch cổ hợp pháp của nhà nước phong kiến Việt Nam đều xác định Việt Nam đã làm chủ 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa liên tục trong vòng 500 năm qua, đặc biệt rõ rệt là hơn 300 năm trở lại đây với việc các Chúa, Vua nhà Nguyễn  đã lập những hải đội vừa mang tính chất dân sự vừa mang tính quân sự, khai thác và chiếm giữ hai quần đảo này, xác lập chủ quyền của nhà nước Việt Nam.

 

Trong suốt nhiều trăm năm, Trung Quốc không hề có động thái nào tuyên bố chủ quyền với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cũng đồng nghĩa với việc công nhận 2 quần đảo này là của Việt Nam. Tuy nhiên, năm 1974, Trung Quốc đã đưa tàu hải quân tấn công, chiếm Hoàng Sa. Năm 1988, lính Trung Quốc nổ súng vào chiến sĩ Việt Nam trên một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Yêu sách đường lưỡi bò của nhà cầm quyền Bắc Kinh nhằm nuốt trọn Biển Đông lộ rõ, bị các quốc gia trong khu vực cùng cộng đồng quốc tế cực lực lên án. Việc phía Trung Quốc dùng vũ lực để cưỡng chiếm Biển Đông là hành động phi pháp, không một quốc gia nào trên thế giới ủng hộ. Chính nghĩa thuộc về Việt Nam, chúng ta có quyền phòng vệ, tự vệ chính đáng để bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Nói như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, ngày 17-5, thì "Hoàng Sa là của Việt Nam. Việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa bằng vũ lực là hành động trái phép, vi phạm luật pháp quốc tế. Chúng ta sẽ đòi lại, đời chúng ta chưa đòi được thì đời con đời cháu chúng ta sẽ đòi cho bằng được”. 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)
    Điều tra vụ thi thể nữ giới trên hồ Láng, gần Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (07-05-2024)
    Án mạng đau lòng ở Quảng Bình: Hàng trăm người đang truy bắt nghi phạm (07-05-2024)
    Cục Hàng không đề nghị hành khách cung cấp thông tin mua phải vé máy bay giá cao (07-05-2024)
    Quảng Bình lập Ban chỉ huy tiền phương tìm kiếm 11 ngư dân mất tích (06-05-2024)
    Tân HLV Kim Sang Sik: Tượng đài tại K-League và sự quyết tâm trong ngày đầu đến Việt Nam (06-05-2024)
    Một người chết, hàng chục người ở Thái Bình nhập viện sau bữa cỗ có tiết canh dê (06-05-2024)
    Vụ hai cô gái trẻ lộ clip: VIB khẳng định không phải nhân sự ngân hàng! (06-05-2024)
    Vụ nổ lò hơi khiến 6 công nhân tử vong: Tạm giữ giám đốc, hoãn xuất cảnh 7 người nước ngoài (04-05-2024)
    Chồng và cháu gái bà Trương Mỹ Lan kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt (04-05-2024)
    Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Tạm giữ Giám đốc công ty và tạm hoãn xuất cảnh với 7 người nước ngoài (04-05-2024)
    Bị sét đánh ngay cơn mưa đầu mùa, người đàn ông không qua khỏi (04-05-2024)
    Vụ cô gái chết khô trên sofa: Có khả năng sử dụng thuốc khiến thi thể khô lại? (04-05-2024)
    Người đàn ông chết trong căn nhà khóa trái, kế bên là người phụ nữ bị tai biến (03-05-2024)
    MIỄN NHIỆM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ (03-05-2024)
    Rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông (03-05-2024)
    Công an thông tin vụ bắt gã đàn ông chém nhiều người, 1 nạn nhân tử vong (01-05-2024)
    Quy hoạch tạo động lực, cơ hội để phát triển xứng tầm Thủ đô (01-05-2024)
    Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật, yêu cầu kỷ luật một loạt cán bộ (01-05-2024)

Các bài viết cũ:
    “Giấc mơ Trung Hoa” hay Giấc mơ “thiên triều, thuộc quốc”! (22-05-2014)
    Cơ hội vàng để hàng 'Made in Vietnam' lên ngôi (22-05-2014)
    Bàn về sách ngôn tình Trung Quốc (21-05-2014)
    Tâm tình của một người Việt gốc Hoa (19-05-2014)
    Nên nghĩ đến việc điều chỉnh chính sách (18-05-2014)
    Khi kẻ xấu thao túng người tốt (16-05-2014)
    Chính quyền Việt Nam có nhu nhược trước Trung Quốc? (15-05-2014)
    Các quốc gia đều tránh va chạm với Trung Quốc (15-05-2014)
    Nhiều kẻ kích động công nhân biểu tình phản đối Trung Quốc (13-05-2014)
    Thái độ nào cho 3 chữ 'Made in China'? (12-05-2014)
    Nha Trang: Khách sạn thông báo “Không phục vụ khách Trung Quốc” (11-05-2014)
    90 triệu người không thể ngồi nhìn Trung Quốc lộng hành (09-05-2014)
    Ngư dân: Trung Quốc truy đuổi không cho chúng tôi đánh bắt nữa (09-05-2014)
    Nếu tàu TQ tiếp tục đâm, Việt Nam sẽ đáp lại (07-05-2014)
    Quan chức nên 'vi hành' trên Facebook (06-05-2014)
    Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi lãnh thổ Việt Nam (05-05-2014)
    Giàn khoan Trung Quốc hoạt động tại biển VN là bất hợp pháp (04-05-2014)
    Triển lãm tư liệu lịch sử tại Trường Sa (02-05-2014)
    Tiền và thế giới … ngược (01-05-2014)
    Đừng để dân phải sợ và đối phó (30-04-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152946765.